Kỳ 1: “Chuyên viên tư vấn bán hàng bất động sản – bạn muốn xã hội nhìn nhận hình ảnh nghề của mình thế nào?”

Ở các nước phát triển Tư vấn bán hàng bất động sản đã trở thành một nghề chính thống và có triết lý kinh doanh từ lâu. Những người có nhu cầu mua/bán/thuê/cho thuê và/hoặc đầu tư bất động sản thường lựa chọn cho mình một địa chỉ dịch vụ bất động sản tin cậy để gửi gắm các nhu cầu của mình. Thông thường họ sẽ không tự làm hết mọi việc từ tìm kiếm thông tin về bất động sản, tính pháp lý của bất động sản cho đến việc lo các thủ tục sang tên, chuyển nhượng và thậm chí cả việc quản lý bất động sản ở giai đoạn sau mua/bán/thuê/cho thuê/đầu tư. Tất cả những việc đó họ giao cho dịch vụ bất động sản mà họ tin cậy để thực hiện. Việc của họ chỉ còn là tiếp nhận thông tin, lắng nghe, cân nhắc và ra quyết định.

Ở Việt Nam, dịch vụ môi giới bất động sản chính thức được đưa vào luật và được hoạt động như một hoạt động hợp pháp theo luật kinh doanh bất động sản năm 2006. Trước đó, môi giới bất động sản được biết đến như “cò đất” – trung gian giữa người mua và người bán, người thuê và người cho thuê. “Cò đất” nuôi nghề bằng việc lấy tiền chênh lệch trong giá bất động sản, hoặc lấy trực tiếp từ người mua. “Cò đất” nôm na được hiểu là người giới thiệu nhà đất cho những người có nhu cầu nhưng thiếu thông tin và không có thời gian để tự tìm kiếm sản phẩm. “Cò đất” lấy phí từ việc giới thiệu đó. “Cò đất” hoạt động không có tư cách pháp nhân và không được pháp luật bảo vệ.

Để hiểu về hình dung của người dân về nghề bán hàng bất động sản, phòng Nhân sự của Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư làm khảo sát nhỏ, ngẫu nhiên với một số người dân Hà Nội (2014). Kết quả cho thấy có rất nhiều quan điểm sai lệch về nghề, điển hình như sau:

  1. Người bán hàng bất động sản là “cò nhà đất” hay “môi giới nhà đất”…không phải là một nghề mà là một công viêc kiếm tiền
  2. Họ là những người người luôn tìm mọi cách ngon ngọt và chiêu trò, xúi giục người mua bỏ tiền mua nhà đất để họ được hoa hồng của cả đôi bên.
  3. Cò nhà đất là những người dân sống ở các khu vực dự án, có biết tí chút về sản phẩm và có khả năng ăn nói.
  4. Người bán bất động sản là những người giầu rất nhanh mà không phải làm việc vất vả

Đáng tiếc là cách dán nhãn trên đã kéo lùi sự phát triển tất yếu của nghề trong xã hội, khiến khách hàng hạn chế sử dụng dịch vụ, người lao động coi bất đông sản chỉ là nghề kiếm sống ngắn hạn. Trong khi đó ở các nước lân cận như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia….được làm việc trong lĩnh vực bất động sản là một mục tiêu và niềm tự hào đối với bất kì ai trong sự nghiệp của mình

Vậy làm thế nào để xã hội nhìn nhận đúng giá trị và ý nghĩa của ngành nghề tư vấn bán hàng bất động sản? Và làm thế nào để chính người bán hàng bất động sản hiểu rõ bản chất của nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi? Bạn hãy cùng An Cư tìm hiểu vấn đề này trong chủ đề kì tới: “Tư vấn bán hàng bất động sản – quan niệm mới về nghề”

Cơ hội trở thành Chuyên viên tư vấn bán hàng Bất động sản chuyên nghiệp với An Cư

Xin mời xem chi tiết trên web

http://www.vietnamworks.com/60-chuyen-vien-tu-van-ban-hang-bat-dong-san-nhan-vien-kinh-doanh-1-582979-jv/

và web tuyển dụng An Cư

https://tuyendung.ancu.com/

Related Posts